CÔNG TY CỔ PHẦN HIỆU CHUẨN MICROTECH

Thước đo độ cao, sâu là thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bài viết ngay dưới đây MicroTech sẽ giới thiệu đến cho bạn các thông tin cần thiết, cơ bản nhất và quy trình hiệu chuẩn về máy đo độ cứng cao su.

1. Giới thiệu và phân loại thước đo độ cao, sâu

1.1. Giới thiệu

- Thước đo độ sâu hay còn được gọi với tên khác là thước cặp đo độ sâu, đây là một loại thước đo được nhiều người biết đến và là một ứng dụng được sử dụng rất nhiều trong ngành cơ khí chế tạo, chúng phục vụ cho các kỹ sư dễ dàng lựa chọn với các mục đích như dùng để đo thông số kỹ thuật của các loại máy móc và thiết bị khác nhau.

- Thước đo độ cao như tên gọi dùng để đo độ cao một cách chính xác, có nguyên tắc làm việc giống với thước cặp nhưng được gắn trên một thân thẳng đứng chuyên để đo theo hướng từ trên xuống.

1.2 Phân loại

Phân loại thước đo độ cao, sâu theo kiểu đọc

- Thước cặp điện tử là loại chính xác nhất.
- Thước cặp cơ kim.
- Thước cặp khắc vạch.

2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động thước đo độ cao, sâu

2.1. Cấu tạo của một số loại thước đo độ cao, sâu

                

Hình 2.1. Cấu tạo thước đo độ cao điện tử                                        Hình 2.2. Cấu tạo thước đo độ cao cơ kim

           

Hình 2.3. Cấu tạo thước đo độ cao khắc vạch                                       Hình 2.4. Cấu tạo thước đo độ sâu điện tử

2.2. Nguyên lí hoạt động

Do có cấu tạo thước đo độ cao, sâu cơ bản như thước cặp nên thước đo độ cao, sâu có nguyên lí hoạt động tương tự như thước cặp. Mời bạn tham khảo ở bài viết Hiệu chuẩn thước cặp của MicroTech nhé.

3. Ứng dụng của thước đo độ cao, sâu

Thước đo độ cao sâu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau:

+ Cơ khí chế tạo.
+ Điện tử.
+ Xây dựng, kiến trúc
+ Một số ngành liên quan đến việc đo đạc chi tiết.

Dưới đây là một vài hình ảnh thực tế khi sử dụng thước đo độ cao, sâu:

 

4. Hiệu chuẩn thước đo độ cao, sâu

   Chính vì thước đo độ cao, sâu xuất hiện rất nhiều trong các lĩnh vực đo lường trong sản xuất, chế tạo, xây dựng…đòi hỏi sự đảm bảo chính xác nhằm đưa ra những kết quả đo tin cậy. Việc hiệu chuẩn định kỳ ngoài việc đảm bảo sự ổn định chính xác, mà còn giúp phát hiện các thiết bị lỗi, hư hỏng để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.

5. Quy trình hiệu chuẩn thước đo độ cao, sâu

- Lưu ý: Đây là quy trình theo chuẩn chung, quy trình cụ thể trên thực tế sẽ có những điểm khác biệt nhất định, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
- Nguồn:

+ Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
+ 33K6-4-1626-1 - Height Gages - Vernier, Dial and Digital
+ NAVAIR 17-20MD-62 - Digital and Dial Indicator Height Gages
+ ISO/IEC 17025 - General Requirements for the Competence of Testing and Calibration Laboratories.
+ JCGM 100:2008 – Evaluation of measurement data - Guide to the expression of uncertainty in measurement.

5.1. Chuẩn sử dụng

STT

Phương tiện chuẩn/ Phụ kiện

Thông số kỹ thuật

Nhà sản xuất/ Kiểu

1

Căn mẫu song phẳng

Phạm vi (0.5 - 100) mm;
Cấp chính xác 0

INSIZE / 4100-47

2

Căn mẫu song phẳng

Phạm vi (150 - 500) mm; Cấp chính xác 0

INSIZE / 4101-A150, 4101-A200, 4101-A300, 4101-A400, 4101-A500.

3

 

Thiết bị đo nhiệt độ - độ ẩm

Nhiệt độ: (-30 đến 80) ⁰C;
Độ chính xác: 0.2 ⁰C

Độ ẩm (10 đến 95) %;
Độ chính xác: 1 %RH

 

Testo / 645

4

Bàn đá phẳng

Phạm vi (630x400 x80) mm;
 Cấp chính xác 0

INSIZE / GRADE 0

5

 

Thiết bị kiểm soát lực

Dial Test Indicator

Phạm vi đo (0 to 1) mm;
Bước nhảy: 0.001 mm

Mitutoyo

 

5.2. Phương pháp hiệu chuẩn

Sử dụng mẫu chuẩn kích thước để kiểm tra độ chính xác của thiết bị cần hiệu chuẩn.

5.3. Điều kiện hiệu chuẩn

- Nhiệt độ: 20 ± 2 ºC.
- Độ ẩm: (50 ± 20) % RH.

5.4. Các phép hiệu chuẩn

Để hiệu chuẩn thước đo chiều cao chiều sâu cần tiến hành thông qua các phép hiệu chuẩn sau:
- Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra đo lường

5.5. Chuẩn bị hiệu chuẩn

Trước khi tiến hành hiệu chuẩn phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

- Làm sạch thước đo cao và bàn đá phẳng bằng dung dịch làm sạch khi cần thiết tránh làm bẩn các thiết bị đo khác.
- Đặt thước đo chiều cao và thiết bị chuẩn trong điều kiện hiệu chuẩn ít nhất 2 giờ để ổn định nhiệt.

5.6. Tiến hành hiệu chuẩn

5.6.1. Kiểm tra bên ngoài

Tiến hành kiểm tra ngoại quan theo các yêu cầu sau đây:

*  Đối với thước đo cao, sâu cơ khí

- Trên mặt đo của thước và mỏ đo không được có những vết trầy xước, han rỉ, lồi lõm và những hư hỏng khác làm ảnh hưởng đến tính năng và độ chính xác của thước.
- Các vạch khắc trên thang đo phải rõ ràng, đều đặn và vuông góc với mép, đế thước phải bằng phẳng không được có khuyết tật làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

* Đối với thước đo cao, sâu điện tử

- Các chữ số trên bộ hiển thị phải rõ ràng, không đứt nét.
- Trên thước phải ghi rõ giá trị độ chia và ký hiệu của cơ sở chế tạo.

5.6.2. Kiểm tra kỹ thuật

Tiến hành kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

- Khung trượt và khung điều chỉnh phải di chuyển nhẹ nhàng trên phạm vi đo của thước
- Vít hãm phải giữ chặt khung trượt trên thước ở bất kỳ vị trí nào khi cần. Khi siết chặt vít hãm, hai mỏ đo phải được giữ chặt.
- Đảm bảo mỏ đo của thước đo cao phải song song với bàn đá song phẳng.

5.6.3. Kiểm tra đo lường

Gắn thiết bị kiểm soát lực vào mỏ đo để kiểm soát lực cho mỗi lần đo. Lực khi chạm gauge block phải được kiểm soát như nhau tại mỗi lần đo bằng dail tester.

-  Thực hiện kiểm tra theo các điểm 25, 50, 75 và 95% của toàn thang đo.
- Thực hiện cài đặt điểm 0 trên căn mẫu chuẩn có giá trị là 10 mm đối với tất cả các loại thước đo cao.
- Chọn căn mẫu song phẳng có giá trị xấp xỉ 25% của toàn thang đo, nâng mỏ đo của thiết bị đo lên và cho căn mẫu vào, hạ mỏ đo xuống chạm vào căn mẫu chuẩn, ghi nhận lại giá trị.
- Thực hiện tương tự với các điểm đo 50,75 và 95% của toàn thang đo và ghi nhận giá trị và so sánh với dung sai cho phép của nhà sản xuất.

=> Thước đo độ cao, sâu sau khi hiệu chuẩn xong sẽ được dán tem, cấp chứng nhận hiệu chuẩn kèm theo thông báo kết quả hiệu chuẩn.

Cuối cùng, thước đo độ cao, sâu sẽ được dán tem hiệu chuẩn. Chu kỳ hiệu chuẩn đề nghị là 01 năm.

 

 

 

 

Xem thêm Hiệu chuẩn thiết bị

Thước cặp là một công cụ đo được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề như: cơ khí, điện tử, nhôm kính, đồ gỗ,… Có khả năng đo kích thước trong, ngoài, chiều sâu, chiều cao, bậc rãnh của chi tiết máy.

 

 

Panme hay còn được gọi là micromet là một thiết bị được sử dụng rộng rãi để đo chính xác các chi tiết trong kỹ thuật cơ khí và gia công. Panme được đánh giá là thiết bị đo có nhiều ưu điểm và mang đến độ chính xác hơn so với các thiết bị đo khác.

 

Đồng hồ so là thiết đo lường thuộc trong lĩnh vực gia công cơ khí hoặc xây dựng, dùng để kiểm tra chiều cao, độ dày, độ đảo của các chi tiết, ứng dụng linh hoạt khi kết hợp với các thiết bị khác như thước đo cao, bàn đá, đế từ chân gập, thiết bị canh tâm,…

0908.166.228 - 0963.211.459