Hotline 1: 0908.166.228
Hotline 2: 0963.211.459
Thước là một công cụ đo được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề như: kỹ thuật, cơ khí, điện tử, nhôm kính, đồ gỗ,học tập, xây dựng… Cùng MicroTech tìm hiểu sâu về thiết bị và quy trình hiệu chuẩn thước vạch cụ thể thông qua bài viết sau đây!
1.Giới thiệu
Thước vạch được chế tạo từ nhựa dẻo hay bằng kim loại. Sử dụng nhiều trong học tập, cơ khí, vẽ các bảng kĩ thuật, xây dựng, vẽ tranh..., dùng để đo dộ dài và kích thước của một vật. Trên thước có vạch, các vạch cách nhau 1 mm để đo độ dài chi tiết hơn. Có vài loại thước còn gắn thêm đo chiều dài bằng inch.
2. Cấu tạo và hoạt động
Thước vạch được cấu tạo từ thanh thép hoặc nhựa mỏng, có khắc vạch chia bên trên. Chắc hẳn thời học sinh, chúng ta ai cũng đã từng sử dụng qua thước thẳng. Ta chỉ việc đặt thước song song với vật cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật, đầu còn lại giống vuông gốc xuống thước ta sẽ ra được kết quả cần đo.
3. Hiêu chuẩn thước vạch
Chính vì chúng xuất hiện rất nhiều trong các lĩnh vực đo lường trong sản xuất, chế tạo, xây dựng…đòi hỏi sự đảm bảo chính xác nhằm đưa ra những kết quả đo tin cậy. Việc hiệu chuẩn định kỳ ngoài việc đảm bảo sự ổn định chính xác, mà còn giúp phát hiện các thiết bị lỗi, hư hỏng để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.
4. Quy trình hiệu chuẩn thước
Lưu ý: Đây là quy trình theo chuẩn chung, quy trình cụ thể trên thực tế sẽ có những điểm khác biệt nhất định, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
Nguồn: DLVN 283 : 2015
4.1 Chuẩn sử dụng
4.2 Phương pháp hiệu chuẩn
Sử dụng căn mẫu chuẩn hoặc thước vạch chuẩn để kiểm tra độ chính xác của thiết bị cần hiệu chuẩn.
4.3. Điều kiện hiệu chuẩn
- Nhiệt độ: (20 ± 2 )ºC.
- Độ ẩm: ( 40 ÷ 60) %RH
4.4. Các phép hiệu chuẩn
Để hiệu chuẩn thước cần tiến hành thông qua các phép hiệu chuẩn sau:
- Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra đo lường
4.5. Chuẩn bị hiệu chuẩn
Trước khi bắt đầu hiệu chuẩn cần tiến hành chuẩn bị những công việc sau:
- Lau sạch thước (bằng dung dịch làm sạch như xăng công nghiệp hay dung môi tương đương).
- Đặt thước cặp và chuẩn cạnh nhau trong phòng đo tối thiểu 06 giờ để ổn định nhiệt độ.
4.6. Tiến hành hiệu chuẩn
4.6.1. Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
- Thước vạch phải là một thanh liền, không nối ghép, không bị nứt gãy, mặt Thước không bị khuyết tật hoặc hoen rỉ nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Vạch chia phải rõ ràng, đều nét, thẳng và vuông góc với trục đo. Chữ số và các ký hiệu, số hiệu của nhà sản xuất phải được ghi khắc đầy đủ.
4.6.2. Kiểm tra kỹ thuật
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
4.6.2.1. Kiểm tra bề rộng vạch chia
- Dùng dụng cụ quang học có độ phóng đại và độ chính xác phù hợp quan sát các vạch chia và đo bề rộng của ít nhất 10 vạch chia ở các vị trí vị trí đầu, giữa và cuối thước.
- Xác định bề rộng nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình từ các giá trị đo được.
- Yêu cầu giá trị bé nhất không được nhỏ hơn 70 % giá trị lớn nhất.
- Bề rộng trung bình của vạch chia không không lớn hơn 0,12 mm
4.6.2.2. Kiểm tra độ phẳng bề mặt thước
- Thước vạch cần được kiểm tra độ phẳng trên bề mặt ghi khắc vạch chia hay còn gọi là mặt trên của thước.
- Độ phẳng được đánh giá bằng mặt phẳng chuẩn hoặc sống trượt chuẩn và đồng hồ so.
- Độ phẳng bề mặt thước vạch chuẩn không lớn hơn 0,10 mm.
Phương pháp kiểm độ phẳng của thước vạch |
4.6.3. Kiểm tra đo lường
4.6.3.1. Xác định vị trí chia kiểm
Thước vạch được kiểm tại các vạch chia khác nhau lần lượt từ vạch chia chính đầu thước tới vạch chia chính cuối thước, cụ thể như sau:
- Dãy 1: Kiểm tại các vạch chia thể hiện các giá trị danh nghĩa sau: [0;1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10] mm.
- Dãy 2: Kiểm tại các vạch chia thể hiện các giá trị danh nghĩa sau: [0; 10; 20; 30; 40; 50; 60;70; 80; 90; 100] mm.
- Dãy 3: Kiểm tại các vạch chia thể hiện các giá trị danh nghĩa sau: [0; 50; 100; 150; 200; 250; 300; 350; 400; 450; 500] mm.
- Dãy 4: Kiểm tại các vạch chia thể hiện các giá trị danh nghĩa sau: [0; 500; 600; 700; 800; 900; 1000; 1100; 1200; 1300; 1400; 1500; 1600; 1700; 1800; 1900; 2000] mm.
4.6.3.2. Phương pháp đo
- Sử dụng thiết bị chuyên dụng đo thước vạch hoặc thước vạch chuẩn để đo và xác định sai số tại các vị trí kiểm nói trên
- Phải quan trắc và ghi lại nhiệt độ, độ ẩm của phòng đo; nhiệt độ của thước vạch được hiệu chuẩn và chuẩn trong tại thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình đo.
Phương pháp xác định sai số của thước vạch |
Xác định sai số: sai số của thước được xác định bằng công thức:
5. Ước lượng độ không đảm bảo đo
Độ không đảm bảo đo của phép hiệu chuẩn thước vạch được tính toán từ các yếu tố ảnh hưởng tới sai số đo tại từng vị trí kiểm trên thước, gồm:
- - Độ không đảm bảo đo của chuẩn (u1).
- - Độ không đảm bảo đo của bề rộng vạch chia (u2).
- - Độ không đảm bảo đo do trục thước chuẩn và trục thước được hiệu chuẩn không song song (u3).
- - Độ không đảm bảo đo do sai số của nhiệt độ trung bình khi hiệu chuẩn khác 20°C và sự khác nhau về hệ số giãn nở nhiệt giữa chuẩn và thước (u4).
- - Độ không đảm bảo đo do sai số của chênh lệch nhiệt độ giữa thước chuẩn và thước vạch (u5).
- - Độ không đảm bảo đo do sai số của độ không đảm bảo hệ số giãn nở nhiệt (u6).
Độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp: uc
Độ không đảm bảo đo mở rộng: U = 2 x uc , với mức tin cậy P » 95% và hệ số phủ k = 2
*** Thước sau khi hiệu chuẩn xong sẽ được dán tem, cập chứng nhận hiệu chuẩn kèm theo thông báo kết quả hiệu chuẩn. Cuối cùng, thước cặp sẽ được dán tem hiệu. Chu kỳ hiệu chuẩn đề nghị là 01 năm.