Hotline 1: 0908.166.228
Hotline 2: 0963.211.459
Pin chuẩn (dưỡng trụ đo lỗ) là dưỡng hình trụ tròn, dùng để kiểm tra nhanh các lổ nhỏ có độ chính xác cao mà các dụng cụ khác không đo được.
1. Giới thiệu Pin chuẩn
Pin chuẩn (dưỡng trụ đo lỗ) có dạng trụ tròn được gia công chính xác về đường kính, độ tròn, độ trụ và độ nhám. Nó được nhiệt luyện với độ cứng cao để chống mài mòn khi làm việc. Mục đích chính của dưỡng trụ đo lổ là để đo và kiểm tra đường kính các lỗ nhỏ, rãnh, khe, nó cũng được dùng để kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ đo khác như panme, thước cặp...
2. Phân loại - cấu tạo và ứng dụng của Pin chuẩn trong cơ khí
2.1. Phân loại - cấu tạo
* Loại thẳng trơn
Hình 2.1 Loại trụ trơn Hình 2.2 Loại có lỗ chống tâm Hình 2.3 Loại Pin khuyết một phần
* Loại có tay cầm
Hình 2.4 Loại có tay cầm bằng nhựa Hình 2.5 Loại có tay cầm bằng kim loại Hình 2.6 Loại Go No Go
Cấu tạo khá tương đồng với loại thẳng trơn, chỉ khác biệt có phần nhựa để cằm nắm khi sử dụng. Mặt khác, loại có tay cầm bằng nhựa để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ chính xác của dụng cụ.
2.2 Ứng dụng
- Sử dụng để kiểm tra các loại dụng cụ đo như panme, thước kẹp, thước đo có độ chính xác cao...
- Sử dụng để kiểm tra kích thước lỗ.
- Kết hợp với đồng hồ so để kiểm tra độ đảo của máy công cụ như trục máy phay, máy tiện, máy khoan...
- Đo dung sai rãnh, kết hợp với đồng hồ so kiểm tra độ đồng tâm của lỗ...
3. Hiệu chuẩn Pin chuẩn
Chính vì Pin chuẩn xuất hiện rất nhiều trong các lĩnh vực đo lường trong sản xuất, chế tạo, xây dựng…đòi hỏi sự đảm bảo chính xác nhằm đưa ra những kết quả đo tin cậy. Việc hiệu chuẩn định kỳ ngoài việc đảm bảo sự ổn định chính xác, mà còn giúp phát hiện các thiết bị lỗi, hư hỏng để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.
4. Quy trình hiệu chuẩn Pin chuẩn
- Lưu ý: Đây là quy trình theo chuẩn chung, quy trình cụ thể trên thực tế sẽ có những điểm khác biệt nhất định, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
- Nguồn: DLVN 148 :2004
4.1 Chuẩn sử dụng
STT |
Phương tiện chuẩn/ Phụ Kiện |
Đặc điểm kỹ thuật sử dụng |
Nhà sản xuất/ Kiểu máy |
1 |
Supper micrometer |
Phạm vi: (0 đến 25) mm, Độ chính xác: 0.0005 mm |
Mitutoyo/ 293-100-10 |
2 |
Gauge Block Set |
Phạm vi: (1 đến 100) mm, Cấp chính xác: cấp 0 |
Insize/ 400-47 |
3 |
Thiết bị đo nhiệt độ - độ ẩm |
Phạm vi nhiệt độ: (-30 đến 80) oC, Độ chính xác: 0.5 oC |
Testo/ 645 |
4.2 Phương pháp hiệu chuẩn
Sử dụng thiết bị đo đường kính ngoài để kiểm tra kích thước của Pin chuẩn.
4.3. Điều kiện hiệu chuẩn
- Nhiệt độ: (20±2) ºC.
- Độ ẩm: (50 ± 15) %RH.
4.4. Các phép hiệu chuẩn
Để hiệu chuẩn thước cặp cần tiến hành thông qua các phép hiệu chuẩn sau:
- Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra đo lường
+ Xác định kích thước đường kính trụ trơn
+ Xác định chênh lệch đường kính trự trơn
4.5. Chuẩn bị hiệu chuẩn
- Làm sạch và đặt trụ trơn cần hiệu chuẩn trong phòng thí nghiệm ít nhất 6 giờ để ổn định nhiệt độ.
- Khi sử dụng phương pháp đo so sánh, trụ trươn và căn mẫu phải được đặt cạnh nhau trong phòng hiệu chuẩn ít nhất 6 giờ để ổn định nhiệt.
4.6. Tiến hành hiệu chuẩn
4.6.1. Kiểm tra bên ngoài
- Trụ trơn phải có đầy đủ kí hiệu, kích thước danh định, kí hiệu dung sai.
- Không có các vết xướt, vết lõm, hen rỉ trên mặt làm việc của trụ trơn.
4.6.2 Kiểm tra đo lường bằng phương pháp so sánh.
- Đặt căn mẫu song phẳng có kích thước danh định Ls gần với kích thước danh định của trụ trơn cần hiệu chuẩn lên bàn đo của máy đo. Chênh lệch kích thước giữa căn mẫu và trụ trơn không vượt quá phạm vi đo của thiêt bị.
- Dùng đầu đo phẳng xác định kích thước gốc ban đầu tại điểm giữa của căn mẫu, đọc số chỉ trên máy đo kí hiệu là As
- Lấy căn mẫu ra khỏi bàn đo của máy đo.
- Đặt trụ trơn cần hiệu chuẩn lên bàn đo, dùng mỏ đo phẳng xác định kích thước đường kính của trụ trơn cần hiệu chuẩn, đọc chỉ số
của máy đo, kí hiệu là AM.
- Kích thước đường kính của trụ trơn cần hiệu chuẩn được xác định như sau:
DM = (AM-AS) + Ds
- Vị trí đo:
+ Khi tiến hành xác định kích thước đường kính trụ trươn theo ba mặt phẳng đo cách đều nhau như hình 1.
+ Trong mỗi một mặt phẳng đo tiến hành đo xác định kích thước đường kính của trụ trơn theo hướng đo X (kí hiệu DMX) và hướng đo Y (kí hiệu DMY).
Hình 4.1 Vị trí đo trên Pin chuẩn
+ Tiến hành đo tại 3 vị trí mặt phẳng lần lượt là 1/5T, 1/2T và 4/5T trong đó T là chiều dài tổng thể của Pin
+ Giá trị kích thước đường kính tại mỗi mặt phẳng đo được xác định như sau:
D = (DMX - DMY)/2
- Xác định chênh lệch đường kính trong mặt phẳng đo 2 (giữa).
+ Trong mặt phẳng đo 2 xác định chênh lệch giữa 2 đường kính DMX VÀ DMY ký hiệu là v.
v = |DMX - DMY|
=> Pin chuẩn sau khi hiệu chuẩn xong sẽ được dán tem, cập chứng nhận hiệu chuẩn kèm theo thông báo kết quả hiệu chuẩn.
Cuối cùng, thước cặp sẽ được dán tem hiệu. Chu kỳ hiệu chuẩn đề nghị là 01 năm.